Chùa Cô Tiên tại Sầm Sơn Thanh Hóa là ngôi chùa linh thiêng, không những đẹp, cổ kính mà còn ẩn chứa câu chuyện truyền thuyết vô cùng hấp dẫn. Nào, hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây nhé!
Vị trí: chùa Cô Tiên nằm tại phía Nam núi Trường Lệ, gần bãi biển Sầm Sơn.
Tham khảo thêm:
- Đi chơi những đâu khi du lịch biển Sầm Sơn Thanh Hóa
- Điểm danh 5 địa điểm du lịch Thanh Hóa bạn không được bỏ lỡ
Tới Sầm Sơn nhớ ghé thăm Chùa Cô Tiên
1. Truyền thuyết chùa Cô Tiên
Chuyện kể rằng ngày xưa có một cô gái khi cha muốn gả cho một kẻ nhà giàu thì không đồng ý vì không có tình cảm với hắn. Bởi vậy đã bị cha nổi giận và đuổi ra khỏi nhà. Sau đó cô gặp được anh chàng tốt bụng và đem lòng yêu thương. Dù chàng trai nghèo khó nhưng cô vẫn quyết lấy và xây dựng tổ ấm bên nhau.
Cuộc sống đang rất hạnh phúc thì bỗng cô nàng mắc bệnh hủi, đây là căn bệnh nan y khó chữa. May mắn, có cụ già đi qua đã chữa bằng lá nam và nước suối Vụng Tiên nên cô khỏi bệnh. Bà cụ ra đi để lại cho hai vợ chồng một giỏ mây để đựng lá thuốc và một tay nải che mưa.
Hai vợ chồng hiểu được ý của bà cụ nên luôn tận tâm chữa bệnh cho bà con trong vùng. Một hôm, vì chữa bệnh về khuya, trời mưa, hai vợ chồng lấy tay nải ra che, mệt quá ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau thì thấy mình đang nằm trong ngôi nhà rất đẹp, khang trang. Họ ở lại ngôi nhà và tiếp tục hái lá nam chữa bệnh cứu người.
Vào buổi sáng đẹp trời, hai vợ chồng ăn mặc chỉnh tề, cùng nhau lên đỉnh núi hái thuốc rồi không thấy quay trở về. Dân làng đã lập thành Chùa Cô Tiên và quét dọn, hương khói hàng ngày.
Chùa Cô Tiên được Bác Hồ ghé thăm và nghỉ lại năm 1960. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Chùa Cô Tiên được Bộ Văn Hóa – TT xếp hạng vào năm 1962.
2. 8 điều kiêng kị khi đi chùa
Những điều kiêng kị sau đây không chỉ áp dụng cho chùa Cô Tiên mà còn đúng khi đi các chùa khác nữa. Các bạn cùng đọc và nhớ kỹ nhé!
2.1. Không đi cửa chính vào chùa
Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.
Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).
2.2. Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo
Đi giày dép vào Tam bảo, Phật đường là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật… Không được làm ồn hoặc nói những lời bất kính. Đặc biệt, cần tránh thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật, Thánh…
2.3. Không đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy
Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
2.4. Không dùng miệng thổi tắt hương/nến
Tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng. Hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ.
2.5. Không tùy tiện nhét tiền công đức
Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó. Tại các lễ chùa, hiện tượng này hiện này đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra nhiều nơi.
2.6. Không chạm, sờ vào tượng Phật
Nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều lợi lộc, sức khỏe. Không hề có chuyện như vậy. Những hành vi bất kính như vậy chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.
2.7. Không ăn mặc xuề xòa hoặc phản cảm
Chùa là nơi linh thiêng thờ phật, là cõi thanh tịnh vài vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang, lòe loẹt.
2.8. Không tự ý chụp ảnh/quay phim tượng Phật
Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên. Đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, trang nghiêm.
Trên đây là những kinh nghiệm cho bạn tham khảo khi tới Chùa Cô Tiên. Nếu bạn đi Sầm Sơn mà chưa biết ngủ nghỉ ở đâu thì Villa FLC Sầm Sơn là địa chỉ hoàn hảo đó.
Gọi hotline để được tư vấn thêm: 038 847 9373
Tham khảo căn VIP: